Tại sao Bảo tàng lại có tên là Đồng Đình- khu vườn của ký ức ?

Giữa lưng chừng rừng Sơn Trà – nơi mây vờn núi, gió hát qua từng vòm cây cổ thụ, có một nơi rất đặc biệt: Bảo tàng Đồng Đình.

Không ít du khách, khi lần đầu nghe đến cái tên này, thường nhẹ nhàng thắc mắc: “Đồng Đình là gì? Vì sao lại là khu vườn của ký ức?”

Và câu trả lời, có lẽ bắt đầu từ… chính những gốc cây thầm lặng mọc rải rác trong khuôn viên bảo tàng – những cây Đồng Đình.

Tại sao Bảo tàng lại có tên là Đồng Đình- khu vườn của ký ức ?

Hình ảnh cây Đồng Đình đã ra quả, được chụp tại Bảo tàng

Một cái tên bắt nguồn từ thiên nhiên bản địa

“Đồng Đình” là tên của một loài cây bản địa, mọc tự nhiên trong rừng Sơn Trà. Loài cây ấy không kiêu sa như hoa rừng, cũng chẳng quý hiếm như những cổ thụ đại ngàn, nhưng lại mang trong mình vẻ đẹp bền bỉ, trầm mặc của vùng đất miền Trung khắc nghiệt. Có nơi người dân gọi là cây Đủng Đỉnh.Tán cây rộng lớn, xanh rì, vươn bóng che mát cả một khoảng đồi. Lá cây dùng làm bóng mát, quả cây có thể làm thuốc – tất cả đều gắn liền với cuộc sống của con người nơi đây từ bao đời nay.

Chính vì thế, khi khởi dựng bảo tàng, người sáng lập đã chọn cái tên “Đồng Đình” – vừa như một lời tri ân với tự nhiên, vừa như một sự gợi nhắc về sự sống âm thầm và bền vững giữa rừng già.

Và rồi, khi bạn bước chân đến nơi đây, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp cây Đồng Đình ở khắp nơi – có cây cao lớn tuổi đời hàng chục năm, cành lá xum xuê; có cây còn non trẻ, vươn mình giữa nắng gió để lớn lên cùng khu vườn ký ức này.

Tại sao Bảo tàng lại có tên là Đồng Đình- khu vườn của ký ức ?Tại sao Bảo tàng lại có tên là Đồng Đình- khu vườn của ký ức ?Tại sao Bảo tàng lại có tên là Đồng Đình- khu vườn của ký ức ?

Hình ảnh quả, lá cây Đồng Đình và 1 góc khuôn viên của bảo tàng có cây Đồng Đình

Công dụng của cây Đồng Đình

Cây Đồng Đình không đơn thuần chỉ là một loài cây che bóng mát, mà nó còn có khá nhiều công dụng hữu ích:

Theo y học cổ truyền: Mỗi bộ phận từ cây móc đều có một công dụng riêng:

Bẹ non: có vị đắng, tính bình, có tác dụng cầm máu, làm sít ruột, tan hòn cục. Vì vậy, bẹ được dùng điều trị tiểu tiện không thông, tiểu ra máu, tiểu rắt, lỵ ra máu, rong kinh, bạch đới và ho ra máu.

Thân cây: phần nõn thân được dùng làm thuốc giúp nhuận tràng.

Quả: có vị cay, tính mát, giúp giảm mệt mỏi. Tuy nhiên, quả gây ngứa và có thể làm rộp da nên du khách đến đây đừng động vào nhé. Khi nấu quả Móc, nếu không bóc vỏ thì khi ăn sẽ bị ngứa rát ở cổ, môi và lưỡi.

Lá: dùng để trang trí, chồi ngọn có thể dùng làm rau ăn, và từ thân, người ta có thể lấy bột cọ.

Vỏ của cây: thường được kết hợp với một số dược liệu trong đông y để điều trị ghẻ lở, mụn nhọt.

Sử dụng lõi của cây: chế biến làm thức ăn, có thể điều trị được một số triệu chứng về dạ dày như viêm loét dạ dày, các triệu chứng ngộ độc. Ngoài ra còn có thể chữa được một số triệu chứng đau nữa đầu, sưng khớp…

Theo y học hiện đại: Hoạt chất Caryotin trong cây đủng đỉnh đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng chống viêm, tái tạo sụn khớp hiệu quả.

Qua bài viết nầy, du khách chắc hẳn đã hiểu về cái tên Bảo tàng Đồng Đình rồi đúng không nhỉ? Nếu có thắc mắc gì thêm hãy để lại cmt dưới bài viết này nhé!